Chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của bệnh nhân. Vấn đề này sẽ được Bác sĩ Nguyễn Tuấn Linh – Phòng khám Nha khoa Quốc tế An Bình chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng khi niềng răng là nỗi lo lắng chung của nhiều khách hàng

Bạn Thu Quỳnh – một khách hàng niềng răng tại Nha khoa Quốc tế An Bình chia sẻ “ sau khi niềng răng, mình ăn uống trở nên cực kì “thùy mị” bình thường mình cầm nguyên trái táo ăn, nhưng nay phải cắt nho nhỏ ra mời mới ăn được. Thức ăn dai và cứng cũng không ăn được thoải mái như trước nữa. À nói vậy thôi chứ không phải mình không ăn nhé, mình vẫn ăn nhưng có điều ăn chậm, nhai chậm hơn và phải cắt nhỏ ra sau đó mới ăn”

Có rất nhiều người quen với việc ăn uống thả ga, ăn tất cả những thức ăn cứng thậm chí những thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến mắc cài bị lệch và phải làm lại từ đầu. Điều này khiến cho quá trình niềng răng bị chậm lại. Chính vì lẽ đó, chế độ ăn kiêng cũng như thực đơn dành cho người niềng ăn và sau khi răng đã ổn định cũng cần phải được chú ý.

Cần lưu ý gì về chế độ ăn uống khi niềng răng?

Chúng tôi khuyên những bạn niềng răng nên hạn chế ăn những đồ ăn cứng. Vì nếu ăn đồ ăn cứng thì răng phải vận động mạnh để nghiền thức ăn. Khi đó cấu trúc hàm đang trong quá trình dịch chuyển sẽ ảnh hưởng theo hướng ngoài vùng kiểm soát của hàm răng, làm cho khay niềng bị đứt hoặc bị bung ra.

Mới niềng răng hạn chế ăn những thức ăn nhanh

Mới niềng răng hạn chế ăn những thức ăn nhanh và có màu

Còn đối với những trường hợp các bạn đeo niềng răng thì việc ăn uống càng phải cẩn thận hơn vì hoạt động ăn nhai của bạn sẽ khó khăn hơn bình thường. Vì vậy, bạn cần phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm mềm và tốt cho răng miệng.

Các bạn đang niềng răng chú ý bổ sung thêm vitamin cho cơ thể. Vì nếu như thiếu vitamin thì lợi sẽ dễ dàng bị chảy máu, niềng răng sẽ khiến cho tình trạng này càng nặng nề hơn gây ra các triệu chứng như viêm lợi, nhiệt miệng.

Thực phẩm tốt cho người đang niềng răng

Trong quá trình điều trị cho hàng nghìn  khách hàng,  Chúng tôi nhận thấy rằng đa số các bạn làm quen với mắc cài khá nhanh và việc ăn uống cũng không có gì khó khăn. Tuy nhiên, cũng có một số bạn gặp khó khăn về thời gian đầu đeo mắc cài. Tháng đầu tiên gắn mắc cài các bạn nên hạn chế những món ăn dai, cứng hay quá dẻo thay vào đó nên thường xuyên ăn những món ăn mềm và được chế biến kĩ càng như cháo, sữa hay ngũ cốc.

Về đồ uống thì nên sử dụng những món đồ uống như sinh tố, nước ép trái cây, nước ép rau củ từ cà rốt, bơ, cà chua, ổi, táo… sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Niềng răng nên sử dụng nhiều nước ép rau củ (ảnh meta.vn)

Nhóm tinh bột thì bạn nên ăn những thực phẩm như súp, cháo, bột yến mạch, sữa chua sẽ tốt hơn cho răng trong quá trình niềng răng.

Thịt gia cần, thịt heo, thịt bò, cá và trứng gà được chế biến kĩ hoặc xay nhuyễn cũng cần được bổ sung trong quá trình niềng răng.

Ngoài ra thì khách hàng cũng cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đối với những thực phẩm thông thường cung cấp 4 nhóm chất cơ bản: nhóm chất đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ bằng cách chế biến theo những cách thức đa dạng, ưu tiên các dạng thức ăn mềm, dễ nhai nuốt.

Khi răng đã ổn định và bạn đã bắt đầu quen với việc đeo niềng thì việc ăn uống cũng “dễ chịu” hơn. Lúc này bạn nên duy trì ăn uống với thực đơn đủ các chất như thông thường, chú ý bổ sung protein.

Nhìn chung thì hế độ ăn của người niềng răng không quá khác biệt so với một chế độ ăn uống thông thường. Quan trọng hơn hết là cách bạn chế biến các món ăn, chọn các món ăn sao cho phù hợp và có lợi cho răng, biết kiêng kỵ đúng cách, tránh làm tổn thương cấu trúc răng trong quá trình điều chỉnh. Và việc vệ sinh răng miệng cũng cần được đặc biệt lưu ý và cẩn trọng. Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về cách vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng ở bài viết tiếp theo.

 

Viết bình luận của bạn: