“Em đang muốn niềng răng để điều chỉnh hàm răng khấp khểnh của mình, nhưng nghe thấy người nhà đang niềng răng hay kêu đau, ê ẩm sau khi niềng răng. Vậy Bác sĩ cho em hỏi, niềng răng có đau không? Nếu có thì bao giờ hết?  Mong Bác sĩ sớm trả lời câu hỏi của em.

Chúng tôi nghĩ thắc mắc của bạn cũng chính là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khác. Nhân đây thì Bác sĩ Nguyễn Văn Tài – Bác sĩ chỉnh nha tại Nha Khoa Quốc  tế An Bình xin được giải đáp cho các bạn về vấn đề này.

Niềng răng có đau không?

Niềng răng là phương pháp được chúng tôi đánh giá an toàn, không tạo ra bất kỳ sự xâm lấn nào đến xương hàm, nưới hay lợi, trừ những trường hợp niềng răng mọc ngầm. Nếu phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra, có thể bạn sẽ bị đau. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá nhiều, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

Niềng răng đau nhất ở giai đoạn nào?

Giai đoạn tách kẽ răng

Niềng răng đau nhất là giai đoạn gắn thun, tách kẽ răng. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài cho răng. Thun tách kẽ dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở của hai răng nhằm tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.

Sau khi đặt thun để tách kẽ răng, bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê, cộm, khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Nhưng sau đó, sau đó vài ngày cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.

Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Ở  giai đoạn gắn mắc cài và dây cung, các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai hoặc giao tiếp…

Nguyên nhân gây đau nhức ở giai đoạn này là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau khi gắn mắc cài. Những ngày đầu, do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, ê âm ỉ. Nhưng chỉ sau vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường

Giai đoạn nhổ răng khi niềng

Trong giai đoạn nhổ răng, gắn khâu cũng sẽ xuất hiện một số "cơn đau" khác. Đặc biệt là khi nhổ răng, khiến bạn có tâm lý lo lắng, sợ hãi... Tuy nhiên, khi nhổ răng bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để làm giảm cơn đau xuống mức tối thiểu nên đừng quá lo lắng, hồi hộp mà hãy thả lỏng tâm trạng của mình.

Giai đoạn siết răng định kỳSau khi đeo mắc cài, mỗi tháng bạn cần đến Nha khoa tái khám để Bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng và siết răng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực.

Trường hợp khác, có thể bị đau do khí cụ gây trầy xước môi má. Nếu gặp phải vấn đề này thì nên liên lạc với bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.

Niềng răng sớm sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau

Độ tuổi phù hợp nhất để niềng răng là vào khoảng 13-16 tuổi, lúc này, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ hơn, vừa giảm đau nhức, vừa có thể rút ngắn thời gian niềng răng. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn Nha khoa chuyên về niềng răng để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất, tránh rủi ro, đau nhức trong suốt quá trình niềng răng.

Viết bình luận của bạn: