Kỹ thuật chụp x quang răng toàn cảnh cho thấy hình ảnh toàn bộ hai hàm răng trên dưới cùng các cấu trúc kế cận của xương hàm trên, xương hàm dưới, khớp thái dương hai bên hàm. Qua hình ảnh đó, bác sĩ nha khoa có thể khảo sát các chấn thương, bệnh lý răng, cung xương hàm mặt như các vấn đề hàm hô vẩu, xương hàm bị gãy vỡ, răng khôn mọc lệch, phát hiện các khối u...

Chụp x quang răng toàn cảnh là gì?

Chụp x quang răng toàn cảnh dựa trên nguyên lý của chụp cắt lớp cổ điển với chùm tia x đi qua một khe hẹp cho phép thấy rõ hình ảnh các thành phần định vị trong bề mặt lớp cắt, các thành phần nằm ngoài sẽ bị mờ đi. Tia X và phim sẽ di chuyển ngược chiều nhau, quay một vòng quanh xương hàm dưới của người bệnh từ 12-14 giây trong mỗi lần chụp phim.

Với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp x quang răng toàn cảnh mang đến những ưu điểm vượt trội trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về răng như sau:

Chụp x quang răng ghi lại toàn bộ mặt cắt xương hàm, hàm răng, mô nướu, khớp thái dương với chất lượng hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao. Điều này giúp bác sĩ có thể thấy rõ các cấu trúc buồng tủy, độ dài ống tủy, hệ thống mạch máu, dây thần kinh, nhằm phát hiện chính xác các triệu chứng bất thường của xương hàm, khớp cắn hay tình trạng hô vẩu. Bên cạnh đó, còn có thể nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề thường gặp như sâu răng, răng khôn mọc lệch, viêm nha chu, viêm nướu...

Lượng tia X từ máy chụp xquang răng toàn cảnh ít, an toàn với mọi lứa tuổi

Hình ảnh X quang răng được lưu trữ trên hệ thống máy tính, là nguồn dữ liệu quan trọng để chẩn đoán, tái khám, đánh giá hiệu quả điều trị và diễn tiến bệnh lý trong thời gian điều trị

Kỹ thuật chụp Xquang răng toàn cảnh không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng vẫn có chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai.

Quy trình chụp x quang răng toàn cảnh

Chuẩn bị

Người thực hiện chụp Xquang răng toàn cành là bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên điện quang. Các phương tiện như máy chụp x quang chuyên dụng, phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện.

Người bệnh chụp x quang răng toàn cảnh tuân thủ hướng dẫn, hợp tác chụp ở tư thế đứng hoặc ngồi và được tháo bỏ các vật dụng kim loại trên vùng đầu mặt cổ trước khi tiến hành chụp.

Tiến hành

  • Khởi động máy chụp bằng cách lắp cát xét vào giữa hộp phim, lựa chọn thông số chụp ( mA, kV, thời gian chụp) cho phù hợp với người bệnh thường trong khoảng 60-70kV, 10mA trong 12- 14 giây).
  • Hướng dẫn người bệnh đứng hoặc ngồi lưng thẳng, mặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa, không quá cúi, không quá ngửa sao cho mặt phẳng đi qua đường nổi lỗ tai – bờ dưới ổ mắt nằm song song với mặt sàn.
  • Người bệnh cắt rung cửa đúng vị trí trên rãnh lõm trên thanh cắn và đặt lưỡi áp sát vòm miệng cứng cũng như bất động trong quá trình chụp x quang toàn cảnh răng.
  • Đặt tia trung tâm ở vị trí khu trú vào phía trước bình tai khoảng 1cm, hướng vuông góc với mặt phẳng cong của xương hàm dưới, chìm tia di chuyển liên tục và ngược chiều so với phim chụp theo một trục quay nhất định trong quá trình phát tia.
  • Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số đã lựa chọn.
  • Kết thúc hướng dẫn người bệnh rời khỏi vị trí chụp phim, in phim.

Nhận định kết quả

  • Phim chụp x quang răng toàn cảnh cần thấy rõ nét hình ảnh toàn bộ cung răng trên, dưới cũng như các cấu trúc xương hàm liên quan.
  • Phim chụp chủ yếu đánh giá về số lượng, hình thái của cung răng trong mối tương quan tổng thể với xương hàm.
  • Bác sĩ đọc các tổn thương, mô tả trên máy tính có kết nối, in dữ liệu và có thể tư vấn chuyên môn cho người bệnh và người nhà nếu có yêu cầu.

Trong quá trình chup x quang răng toàn cảnh có thể có một số sai sót khi thực hiện kỹ thuật người bệnh không để đúng tư thế chụp như cắn không đúng vị trí, đầu cúi hoặc ngửa quá, đặt lưỡi không đúng vị trí, không giữ bất động khi chụp sẽ gây ra hình ảnh không được chất lượng, ảnh hưởng đến chẩn đoán.

Viết bình luận của bạn: