Răng số 6 và số 7 là hai răng hàm lớn chính, đóng vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Tuy nhiên tỉ lệ bị sâu và mất răng lại cao nhất.

Vai trò của răng số 6

Răng số 6 chính là răng hàm vĩnh viễn, mọc sớm nhất và không có răng sữa tương ứng. Thường trẻ sẽ mọc răng số 6 khoảng 6 tuổi, khi trẻ còn đang trong giai đoạn răng hỗn hợp và còn nhỏ nên ý thức về vệ sinh răng miệng còn chưa tốt. Do đó răng số 6 cũng là răng hay bị sâu sớm, thường khi phát hiện là đã sâu vỡ to, vào tủy, áp xe nặng... nên tỉ lệ mất răng số 6 sớm rất cao.

Vai trò của răng số 7

Răng số 7 là răng hàm lớn thứ 2 nên vị trí răng số 7 nằm trong cùng hàm răng của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, phải khoảng 12-13 tuổi khi thay răng sữa mới mọc răng số 7. Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Cấu tạo của răng số 7 sẽ gồm thân răng với mặt nhai lớn, giúp việc nhai cắn, nghiền nát thức ăn tốt và phần chân răng thường có 2-3 chân răng rất chắc khỏe, chịu lực tốt. Tuy nhiên, đây là chiếc răng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng do ở trong cùng, khó vệ sinh, khi bị sâu thì cũng khó phát hiện, thường bị bỏ qua.

Răng số 7 cũng thường bị răng số 8 ( răng khôn) mọc lệch, ngầm chèn ép. Vùng kẽ răng giữa số 7 và răng số 8 thường là vị trí lắng đọng thức ăn, mảng bám, cao răng, dị vật... nên dễ gây viêm, sâu răng và áp xe.

Kết quả hình ảnh cho răng 6

Vị trí của răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm

Triệu chứng nhận biết áp xe răng số 6, số 7

Áp xe răng số 6, số 7 thường có 2 kiểu chính: áp xe quanh chóp răng, áp xe nha chu.

Sưng nề mô nướu và chứa đầy mủ. Lợi sưng nổi lên trông giống như một cái mụn gần răng bệnh.

Ăn nhai rất khó khăn, bởi đây là răng hàm nhai chính, khi ăn nhai, lực nhai sẽ ép lên vị trí răng bị áp xe gây đau chói. Những cơn đau nhức thường xuyên hơn, ngay cả khi không có kích thích vào răng. Răng trở nên nhạy cảm với các loại thức ăn nóng, lạnh, cay hoặc với các thức ăn quá dai, dẻo, cứng.

Sưng nề mô nướu, màu đỏ hồng và chứa đầy mủ. Lợi sưng nổi lên trông giống như một cái mụn gần răng bệnh, đôi khi xuất hiện những đốm trắng trên nướu răng. Mụn thủng có thể tạo "lỗ rò" và bị vỡ để giải phóng mủ. Vị trí tương ứng ngoài mặt sưng nề. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng.

Miệng có mùi hôi khó chịu, nổi hạch to ở dưới cổ, miệng đắng ngắt, gây gây sốt hoặc có thể lên cơn sốt cao gây đau đầu và khiến cơ thể mệt mỏi, mất tập trung.

Tùy theo răng có lỗ sâu, chết tủy, đổi màu sẫm hoặc răng bị nha chu tiêu xương ổ răng, túi quanh răng bít tắc bởi cao răng, mảnh vụn thức ăn, dị vật...

Kết quả hình ảnh cho áp xe răng

Áp xe răng 6, 7

Giải pháp điều trị áp xe răng số 6 và số 7

Mục đích xuyên suốt của điều trị răng số 6, số 7 là loại bỏ ổ nhiễm trùng, cố gắng bảo tồn răng.

Nếu bác sĩ xác định răng của bạn vẫn có thể giữ được tức là răng chưa bị hư hại hoàn toàn, có thể hồi phục. Bác sĩ sẽ nạo sạch phần mô bệnh khỏi răng, lấy bỏ tủy chết, làm sạch ống tủy và sau đó hàn kín bằng vật liệu sinh học.

Đối với khu vực áp xe, bác sĩ sẽ chích rạch và dẫn lưu mủ và các mô bệnh.

Sau khi điều trị tủy hoàn tất, tùy mức độ hư tổn của răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ.

Trường hợp áp xe nặng, răng hư tổn nhiều, tiên lượng không thể giữ được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để dẫn lưu ổ mủ, giảm đau răng nhanh chóng. Sau nhổ răng, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên nhanh chóng cấy ghép Implant thay thế để ngăn ngừa các hậu quả do mất răng gây ra như răng xô lệch, tiêu xương, ảnh hưởng chức năng ăn nhai.

Nếu áp xe do nha chu: bác sĩ sẽ lấy cao răng, nạo túi quanh răng, nạo sạch ổ mủ, kê đơn kháng sinh, giảm đau.

Viết bình luận của bạn: