Thun chỉnh nha là một khí cụ quan trọng, góp phần không nhỏ vào kết quả của quá trình niềng răng. Tuy nhiên, dây thun niềng răng không phải luôn được chỉ định với tất cả trường hợp, chỉ khi bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn thì thun chỉnh nha mới được sử dụng.

Dây thun niềng răng là gì?

Niềng răng chỉnh nha là một kỹ thuật phức tạp, mỗi bệnh nhân sẽ có một chỉ định riêng. Có nhiều loại khí cụ khác nhau được sử dụng bên cạnh hệ thống mắc cài và dây cung, tùy theo tình trạng của mỗi người, có bệnh nhân phải cần đến khí cụ nong hàm, có người cần cấy vít implant và nhiều trường hợp cần sử dụng dây thun chỉnh nha để nâng cao hiệu quả niềng răng.

Niềng răng truyền thống bắt buộc sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung, hoạt động bằng cách tạo một lực kéo nhẹ nhàng lên răng, khiến chúng phải di chuyển vào vị trí chuẩn mong muốn. Dây thun niềng răng (hay còn gọi là thun liên hàm) là một khí cụ quan trọng bên cạnh hệ thống mắc cài và dây cung.

Thun chỉnh nha là loại thun có độ đàn hồi rất cao, gắn trên các mắc cài và móc từ răng hàm này sang hàm đối diện tương ứng để tạo lực kéo cho răng. Thun chỉnh nha không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả các trường hợp niềng răng, việc sử dụng dây thun niềng răng hay không phụ thuộc vào tình trạng hàm của bệnh nhân cũng như yêu cầu của bác sĩ nha khoa.

Vì vậy, dù thun chỉnh nha góp phần quan trọng khi niềng răng nhưng nếu bệnh nhân không được sử dụng nó thì cũng là chuyện bình thường.

Tại sao sử dụng dây thun khi niềng răng?

Khi niềng răng, bác sĩ sử dụng hệ thống các mắc cài và dây cung để tạo lực. Dây thun niềng răng được sử dụng kèm theo để tạo thêm lực kết hợp. Theo thời gian, cả hệ thống khí cụ này sẽ di chuyển các răng về vị trí mong muốn. Như vậy, có thể nói thun chỉnh nha sẽ giúp răng di chuyển một cách nhanh chóng hơn và giúp căn chỉnh vị trí răng hàm trên và dưới phù hợp với khớp cắn.

Thun chỉnh nha được nối vào hệ thống mắc cài tương ứng giữa hai răng của hàm trên và dưới. Bên cạnh căn chỉnh khớp cắn, dây thun niềng răng còn có tác dụng kéo răng khểnh, răng mọc chếch hẳn lên trên xương hàm hoặc răng không nằm cùng đường cung răng chuẩn về đúng vị trí, tư thế chuẩn.

Dây thun niềng răng được căn chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể, phù hợp với từng bệnh nhân. Nếu đeo liên tục mỗi ngày, lực kéo ổn định và nhẹ nhàng để đưa răng từ từ về đúng vị trí mong muốn. Chất liệu của thun chỉnh nha là một loại cao su y tế cao cấp, nên rất an toàn và không gây kích ứng với môi trường khoang miệng

Đối với trường hợp răng hô, dây thun được đặt vào móc phía trước của hàm trên và nối với móc phía sau hàm dưới để kéo các răng trên về phía sau, đồng thời kéo các răng dưới về phía trước.

Những điều nên làm khi đeo thun chỉnh nha

  • Nên tháo dây thun niềng răng khi ăn cũng như khi vệ sinh răng miệng.
  • Nên thay thế thun chỉnh nha hằng ngày, tránh mài mòn quá mức và mất độ đàn hồi của thun.
  • Nên đem thun chỉnh nha theo bên mình để thay thế khi cần thiết, điều đó sẽ góp phần rút ngắn thời gian chỉnh nha.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi tháo hoặc thay thun.
  • Nên liên hệ với bác sĩ nếu mất hoặc cảm giác bất thường khi đeo thun chỉnh nha.
Bình luận :
binh-luan

Hello World! https://0seuvc.com?hs=ca2e2edab98f0b25d5c7653fb727c5ac&

27/11/2022

7z6k9l

Viết bình luận của bạn: