Chảy máu chân răng chính là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người trong số chúng ta mắc phải. Những trường hợp chảy máu chân răng khi bạn đánh răng, vừa mới ngủ dậy, hoặc khi bạn nhai đồ cứng liệu có đáng lo ngại? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ.

Tự nhiên chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi này thì trước tiên bạn cần phải làm rõ tình trạng nướu răng hiện tại của bạn như thế nào?

Nếu nướu răng của bạn trong tình trạng bị tổn thương, sưng đỏ và dễ chảy máu, nướu không bám chặt mà lại tách ra khỏi chân răng. Trong trường hợp này đa số là do bạn vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách dẫn đến mảng bám, cao răng tích tụ, vi khuẩn có hại tấn công gây ra tổn thương cho nướu. Khi đánh răng, xỉa răng hoặc kể cả khi có các tác động bình thường như lấy tay chọc vào vùng nưới cũng sẽ gây chảy máu.

Với trường hợp này nếu như khách hàng không có hướng điều trị sẽ gây tình trạng chảy máu chân răng kéo dài. Lâu dần sẽ bị hôi miệng. Vùng lợi bị tổn thương sẽ ngày một  lan rộng, dẫn đến tình trạng tụt lợi, viêm nha chu nặng thậm chí gây mất răng.

Chảy máu chân răng cảnh báo răng miệng bị tổn thương

Nếu nướu răng của bạn đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên bị chảy máu chân răng. Nếu như trường hợp này xảy ra thì có thể cơ thể bạn đang thiếu các loại vitamin cần thiết như vitamin C, K. Vitamin C có tác dụng lành thương nhanh chóng, kháng viêm. Còn vitamin K giúp tăng lượng máu đông, hạn chế chảy máu chân răng. Do đó khi bị chảy máu chân răng bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình, không nên lơ là, để lâu.

Ngoài ra, tự nhiên chảy máu chân răng còn là hậu quả của việc cơ thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào khác. Chảy máu chân răng là một triệu chứng của sự rối loạn đường và insulin gây bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, gan thận, trầm cảm, … Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tránh trường hợp phát hiện bệnh chậm trễ dẫn đến khó điều trị.

Hướng dẫn cách làm giảm chảy máu chân răng kéo dài tại nhà

Ngay tại nhà bạn cũng có thể kiểm soát chảy máu chân răng. Dưới đây chính là những tuyệt chiêu giúp bạn làm giảm chảy máu chân răng áp dụng cho những trường hợp chảy máu chân răng do viêm nướu, nha chu.

Tiến hành chải răng đúng cách

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Bàn chải bạn sử dụng là bàn chải lông mềm, đảm bảo đúng nguyên tắc chải răng 3 phút. Khi đánh răng đưa bàn chải lên xuống theo chiều dọc, lưu ý chải kỹ mặt trong và các răng hàm.

Sử dụng chỉ nha khoa

Đa số người chúng ta thường có thói quen sử dụng tăm tre thay vì sử dụng chỉ nha khoa. Sử dụng tăm tre thường xuyên sẽ tạo kẽ hở giữa các răng khiến mảng bám tấn công vào nhiều hơn. Hãy cân nhắc thay tăm tre xỉa răng bằng chỉ nha khoa bạn nhé. Lưu ý không dùng lực quá mạnh, và không đưa chỉ vào vùng nướu quá sâu khi dùng chỉ nha khoa.

Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng

Bỏ thói quen hút thuốc lá

Thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, làm tăng mảng bám trên răng. Nếu bạn đang có thói quen không tốt này hãy cân nhắc việc hạn chế và từ bỏ dần nhé. Ngoài ra bạn cũng nên tránh rượu bia và những loại thực phẩm nhiều đường.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Bổ sung đầy đủ vitamin C, có trong bưởi, xoài, cam, … Vitamin K có trong các loại rau củ tươi như cà rốt, cải bó xôi, xà lách… Ngoài ra khi tự nhiên chảy máu chân răng nhiều bạn có thể làm giảm ngay bằng cách sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và muối, thoa lên vùng lợi bị tổn thương trong 5 phút.

Ngoài những biện pháp kể trên, bạn cần lưu ý đến các cơ sở Nha Khoa uy tín để làm sạch vôi răng, mảng bám định kỳ. Cạo vôi răng 4 – 6 tháng một lần giúp ngăn ngừa bệnh viêm lợi, viêm nha chu.

Viết bình luận của bạn: